BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-ĐHTB ngày 06/01/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Nông học
Mã ngành: 7620109
Loại hình đào tạo: Chính quy
Số tín chỉ: 135

1. Chuẩn về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

  C­1 – Hiểu các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật Việt Nam, Quốc phòng an ninh, Giáo dục thể chất và vận dụng được các kiến thức đó trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

   C2  – Hiểu các kiến thức cơ bản của lĩnh vực Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên và vận dụng được các kiến thức đó trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

1.2. Kiến thức cơ sở ngành

C3 – Hiểu và biết vận dụng được kiến thức cơ sở ngành trồng trọt để giải thích các nguyên lý sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

1.3. Kiến thức chuyên ngành

C4 – Hiểu và biết vận dụng được kiến thức chuyên ngành cần thiết từ khâu chọn giống đến khâu nhân giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, marketing sản phẩm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây hoa… để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao cho người sử dụng.

 C5 – Hiểu biết cơ bản về nguyên lý và phương hướng phòng trừ dịch hại cây trồng, sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật hợp lý.

C6 – Hiểu các phương pháp khuyến nông, phương pháp xây dựng kế hoạch và chuyên giao kỹ thuật cho nông dân

2. Chuẩn về kỹ năng

2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

C7 – Vận dụng được các kiến thức đã học và thực hành, thực tập vào sản xuất nông nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra.

C8 – Hiểu và biết vận dụng các kiến thức cơ sở ngành để quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.

C9-  Hiểu và biết vận dụng các kiến thức marketing để tiếp cận và kết nối thị trường các sản phẩm nông nghiệp.

C10 –  Biết sử dụng tốt một số phần mềm trong xử lý thống kê như Excel, Irristat, Minitab.

 C11  – Hiểu và biết vận dụng các kiến thức đã học để tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, dạy nghề theo yêu cầu của công việc.

C12 – Có khả năng vận dụng các kiến thức đã được học để soạn thảo các văn bản hành chính; xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí, xây dựng đề cương, viết báo cáo các chương trình dự án, đề án, mô hình.

C13 ­– Vận dụng được các kỹ năng, phương pháp khuyến nông để tuyên truyền vận động, khuyến khích, thuyết phục người dân tham gia vào các chương trình, dự án khuyến nông.

2.2. Kỹ năng mềm

 C14 – Trình độ tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam: Đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương A2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu – CEFR.

C15 – Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

C16 – Có kỹ năng phỏng vấn, đàm phán, thuyết trình trước nhiều người (hội nghị, hội thảo, tập huấn cho nông dân)

C17 – Biết làm việc độc lập, làm việc nhóm và tổng hợp vấn đề. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc.

C18- Biết tìm kiếm, tiếp cận các cơ hội việc làm, viết hồ sơ xin việc, trả lời phỏng vấn.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

C19 –  Phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chẳm chỉ, nhiệt tình, say mê với công việc

C20 – Có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe tốt để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

C21 – Trung thực, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới trong công việc

4. Chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm

 C22 – Biết tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó có có khả năng lập kế hoạch, có tư duy sáng tạo, có khả năng phối hợp và làm việc theo nhóm tốt, nhanh chóng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường.

C23 – Biết tự phán đoán, phân tích, giải quyết các vấn đề và dẫn dắt, thuyết phục người khác. Tự chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của bản thân, thể hiện trách nhiệm của bản thân với cơ quan, đơn vị, cộng đồng, xã hội.

C24  – Có năng lực tự tạo việc làm, khởi nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

 – Cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lý trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

– Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

– Kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

– Có thể tham gia các khóa đào tạo trình độ cao hơn.

– Tham gia các dự án phát triển nông, lâm nghiệp và môi trường.

– Tự tạo lập công việc sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

HIỆU TRƯỞNG

 

(Đã ký)

TS. Đinh Thanh Tâm

Trả lời