BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                 CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-ĐHTB ngày 06/01/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)

           Trình độ đào tạo:

     Đại học
           Ngành đào tạo:      Lâm sinh
           Mã ngành:      7620205
           Loại hình đào tạo:

     Chính quy


1.
Kiến thức

1.1. Chuẩn đầu ra khối kiến thức chung

        C1– Hiểu các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật Việt Nam, Quốc phòng an ninh, Giáo dục thể chất và vận dụng được các kiến thức đó trong các hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

        C2 – Hiểu các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.

1.2. Chuẩn đầu ra kiến thức cơ sở ngành

        C­3 – Hiểu và vận dụng tốt kiến thức cơ sở ngành Lâm sinh về sinh lý thực vật, sinh thái rừng, phân loại thực vật rừng dựa vào hình thái, khí tượng thủy văn và thổ nhưỡng rừng, xử lý số liệu thống kê trong lâm nghiệp, đo đạc bản đồ, gỗ cây rừng, môi trường lâm nghiệp và biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học, các phương pháp nghiên cứu khoa học, quản lý dự án và ứng dụng chúng vào thực tiễn nghề nghiệp.

1.3. Chuẩn đầu ra kiến thức chuyên ngành

        C­4 – Hiểu các kiến thức về bệnh cây rừng, về các loài động vật, thực vật rừng phổ biến, loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

        C­5 – Hiểu và vận dụng tốt kiến thức về điều tra tài nguyên rừng, sản lượng rừng, khai thác lâm sản. Vận dụng được kiến thức hiện đại để lập bản đồ lâm nghiệp, điều tra, quy hoạch và quản lý tài nguyên rừng.

        C­6 – Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức pháp luật, kinh tế thị trường, doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp, chính sách lâm nghiệp, luật lâm nghiệp, công ước quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp vào trong các hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

        C­7 – Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức về lâm sản ngoài gỗ, khuyến lâm, khuyến nông.

        C­8 – Hiểu và vận dụng tốt kỹ thuật trồng rừng từ khâu: Sản xuất cây giống, xây dựng vườn ươm, thiết kế các biện pháp kỹ thuật gieo ươm và kỹ thuật trồng rừng truyền thống, trồng rừng thâm canh, phòng hộ, mô hình nông lâm kết hợp, kỹ thuật gây trồng một số loài cây rừng chủ yếu, quản lý rừng bền vững.

         C­9 – Hiểu về đa đạng sinh học, các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học, các phương thức bảo tồn đa dạng sinh học, điều tra giám sát đa dạng sinh học.

          C­10 – Có kiến thức về thực tiễn ngành lâm nghiệp thông qua rèn nghề, thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp.

2. Kỹ năng

2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

         C­11 – Nhận biết được các loài thực vật rừng, động vật rừng phổ biến, quý hiếm ở Việt Nam. Nhận biết được các loài sâu bệnh hại cây rừng phổ biến, dự tính, dự báo và xây dựng phương án phòng trừ chúng trong lâm nghiệp.

         C­12 – Sử dụng được bản đồ địa hình, các thiết bị đo đạc chuyên dụng, các công  nghệ tiên tiến và các phần mềm chuyên ngành trong lâm nghiệp.

        C­13 – Tự thiết kế và thực hiện giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng đối tượng rừng cụ thể, sử dụng phần mềm chuyên ngành vào quản lý, đánh giá và phân tích tài nguyên rừng và đất rừng.

        C­14 – Tự thiết kế và xây dựng được các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình quản lý sử dụng rừng bền vững thông qua phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, các dịch vụ môi trường rừng khác.

        C­15 – Vận dụng những kiến thức chuyên ngành để lập kế hoạch và xây dựng phương án điều tra giám sát đa dạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn.

       C­16 – Tổ chức các hoạt động sản xuất trong công tác trồng rừng từ khâu hạt giống, tạo cây con đến tạo rừng, xác định được tiến độ trồng rừng, quy mô sản xuất và thiết kế biện pháp kỹ thuật phù hợp, cũng như việc chuyển giao các kỹ thuật trồng rừng cho các cơ sở lâm nghiệp địa phương.

       C­17 – Vận dụng kiến thức tư vấn, phổ cập và chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp, tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực chuyên môn.

2.2. Kỹ năng mềm

         C­18 – Có kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, làm việc độc lập, giao tiếp, quản lý công việc.

        C­19 – Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao kiến thức phục vụ công tác.

        C­20 – Có kỹ năng đi thực địa, khả năng thích ứng: Đi rừng và xử lý các tình huống có thể gặp trên rừng, làm việc cộng đồng.

        C­21 – Kỹ năng văn phòng: Soạn thảo các văn bản, hợp đồng, xử lý số liệu chuyên môn lâm nghiệp.

       C­22 – Trình độ tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam: Đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương A2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu – CEFR).

        C­24 – Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

        C­25 – Phẩm chất đạo đức cá nhân: Tâm huyết với công việc, trung thực, có trách nhiệm trong xây dựng và phát triển đơn vị nơi công tác. Có lối sống lành mạnh, sẵn sàng đương đầu với khó khăn và sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.

        C­26 – Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Luôn chủ động thực hiện công việc, chia sẻ thông tin, tương trợ đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe tốt để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

       C­27 – Phẩm chất đạo đức xã hội: Có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

        C­28 – Áp dụng kiến thức, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo về quản lý tài nguyên rừng;

       C­29 – Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp;

        C­30 – Tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

        – Làm cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ sự nghiệp về lĩnh vực lâm nghiệp và tài nguyên môi trường.

       – Làm cán bộ kỹ thuật; cán bộ tư vấn, khuyến lâm về lĩnh vực lâm nghiệp.

       – Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực lâm nghiệp trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

       – Tham gia các dự án hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và lâm nghiệp.

       – Tổ chức lập kế hoạch, sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm nghiệp.

       – Có thể tham gia các khóa học cao hơn để nâng cao trình độ chuyên môn.

                                                                                                                                     Hiệu trưởng

                                                                                                                                          (Đã ký)

                                                                                                                              TS. Đinh Thanh Tâm

Trả lời