BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-ĐHTB ngày 06/01/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Bảo vệ thực vật
Mã ngành: 7620112
Loại hình đào tạo: Chính quy
Số tín chỉ: 135

 

1. Chuẩn về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

1 – Hiểu các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật Việt Nam, Quốc phòng an ninh, Giáo dục thể chất và vận dụng được các kiến thức đó trong các hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

C– Hiểu các kiến thức cơ bản của lĩnh vực Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên và vận dụng được các kiến thức đó trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

1.2. Kiến thức cơ sở ngành

C3 – Hiểu và biết vận dụng kiến thức cơ sở ngành trồng trọt để giải thích các nguyên lý sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

C4 –  Hiểu các kiến thức cơ bản về côn trùng, bệnh cây, miễn dịch thực vật trong bảo vệ Thực vật

1.3. Kiến thức chuyên ngành

C5 – Hiểu biết cơ bản về đặc điểm hình thái, phân loại, sinh học, sinh thái của các loài dịch hại chính thuộc nhóm côn trùng, nhện nhỏ, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, cỏ dại và động vật hại trên cây trồng và sản phẩm cây trồng.

C6 – Hiểu biết cơ bản về nguyên lý và phương hướng phòng trừ dịch hại cây trồng, sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật hợp lý.

C7 – Hiểu biết cơ bản về những quy luật phát sinh gây hại, lan truyền của các loài dịch hại chính (thuộc nhóm côn trùng, nhện nhỏ, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, cỏ dại và động vật hại); các yếu tố ảnh hướng đến phát sinh phat triển của dịch hại và vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp.

C8 – Hiểu biết cơ bản về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Bảo vệ Thực vật, Kiểm dịch thực vật và có khả năng tìm kiếm tài liệu, cập nhật các quy định mới ban hành.

C9 – Hiểu các phương pháp khuyến nông, phương pháp xây dựng kế hoạch và chuyên giao kỹ thuật cho nông dân.

2. Chuẩn về kỹ năng

2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp

C10 – Vận dụng được các kiến thức đã học và thực hành, thực tập vào sản xuất nông nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra.

C11 – Hiểu và biết vận dụng các nghiệp vụ cơ bản về điều tra, chẩn đoán, thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến bảo vệ thực vật và viết báo cáo khoa học.

C12 –   Biết cập nhật các kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật (phương pháp nghiên cứu, dịch hại mới, phần mềm xử lý số liệu) trong nghiên cứu BVTV trong nước và thế giới và vận dụng được vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

C13 – Hiểu và biết vận dụng các kiến thức marketing để tiếp cận và kết nối thị trường các sản phẩm nông nghiệp.

C14 – Hiểu và biết vận dụng các kiến thức cơ sở ngành để quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.

C15 – Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân về phòng trừ dịch hại cây trồng.

2.2. Kỹ năng mềm

C16 – Trình độ tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam: Đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương A2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu – CEFR.

C17 – Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

C18 – Có kỹ năng phỏng vấn, đàm phán, thuyết trình trước nhiều người (hội nghị, hội thảo, tập huấn cho nông dân)

C19 – Biết làm việc độc lập, làm việc nhóm và tổng hợp vấn đề. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc.

C20 – Biết tìm kiếm, tiếp cận các cơ hội việc làm, viết hồ sơ xin việc, trả lời phỏng vấn.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

C21 –  Phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chẳm chỉ, nhiệt tình, say mê với công việc

C22 – Có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe tốt để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

C23 – Trung thực, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới trong công việc

4. Chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm

C24 – Có năng lực làm việc độc lập, đưa ra được các ý kiến phản biện, thích ứng được với sự thay đổi của môi trường làm việc.

C25 – Có khả năng lập kế hoạch, phối hợp và làm việc theo nhóm tốt, nhanh chóng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường.

C26 – Có năng lực tự tạo việc làm, khởi nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

     – Cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lý trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt.

     – Có thể tham gia nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt.

     – Kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt.

     – Có thể tham gia các khóa đào tạo trình độ cao hơn.

     – Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

     – Tham gia các dự án về nông, lâm nghiệp và môi trường.

 

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

TS. Đinh Thanh Tâm

Trả lời