BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH ĐẠI HỌC CHĂN NUÔI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-ĐHTB ngày 06/01/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Chăn nuôi
Mã ngành: 7620105
Loại hình đào tạo: Chính quy
Số tín chỉ: 135
  1. Chuẩn về kiến thức

1.1.Kiến thức chung

1– Hiểu các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật Việt Nam, Quốc phòng an ninh, Giáo dục thể chất và vận dụng được các kiến thức đó trong các hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

C2 Hiểu  kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

1.2. Kiến thức cơ sở ngành

C3 Hiểu được những nguyên lý cơ bản trong sinh thái học để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

C4 Vận dụng được các kiến thức về đặc điểm sinh học và  hệ thống phân loại động vật; các kiến thức cơ bản về hóa sinh, sinh  lý, giải phẫu, tổ chức phôi thai, di truyền, dinh dưỡng và tập tính của động vật cũng như những đặc điểm cơ bản của hệ thống vi sinh vật để ứng dụng vào chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị động vật; đồng thời phân tích được các quy trình sinh, hóa, lý liên quan đến động vật vào thực tiễn sản xuất.

C5 Hiểu được những kiến thức cơ bản về thực phẩm và việc sử dụng các chất hóa học, thuốc kháng sinh và các chất cấm trong sản xuất thực phẩm hiện nay

1.3. Kiến thức chuyên ngành

C6 Hiểu và vận dụng được kiến thức về các chất dinh dưỡng, bệnh dinh dưỡng, thức ăn và cây thức ăn gia súc, vi sinh vật… vào chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi; bảo quản, chế biến thức ăn chăn nuôi; chế biến các sản phẩm sinh học sử dụng trong chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi

           C7 Hiểu được kiến thức về ứng dụng của di truyền vào cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi.

C8 Vận dụng được các kiến thức cơ bản về chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, … để áp dụng vào thực tế sản xuất chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

C9 Vận dụng được các kiến thức cơ bản về thú y; một số bệnh truyền nhiễm; bệnh ký sinh trùng thường xảy ra trên gia súc, gia cầm nói chung; vận dụng các kiến thức này trong thực tế chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi.

C10 Vận dụng được các kiến thức về quy định của pháp luật đối với lĩnh vực chăn nuôi và sản xuất thức ăn đế áp dụng trong việc sản xuất và kinh doanh.

C11 Hiểu được kiến thức liên quan đến cơ sở khoa học và tính pháp lý trong lĩnh vực hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, và kiểm tra vệ sinh thú y các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

  1. Chuẩn về kỹ năng

2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp

C12 Vận dụng kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt và hiệu quả trong các công việc thực tế.

C13 Vận dụng được các kỹ năng, phương pháp khuyến nông để tuyên truyền vận động, khuyến khích, thuyết phục người dân tham gia vào các chương trình, dự án khuyến nông.

C14 Vận dụng kiến thức để giải quyết và tư vấn về sản xuất, chế biến thức ăn và phối hợp khẩu phần, chọn lọc và nhân giống, thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi, phân tích thức ăn, chất lượng sản phẩm; chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi một cách hiệu quả.

C15 Biết kiểm tra vệ sinh thú y động vật trước và sau khi giết mổ.

C16 Biết kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, xử lý số liệu, thiết kế thí nghiệm trong chăn nuôi và viết báo cáo khoa học về lĩnh vực chuyên môn.

C17 Vận dụng được khả năng tự học, tự nghiên cứu để phát triển chuyên môn.

C18 Biết xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.

2.2. Kỹ năng mềm

19 – Đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương A2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu – CEFR)

C20 Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và hiểu các phần mềm tin học chuyên ngành chăn nuôi.

C21 Sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (thuyết trình, viết, lắng nghe…); hợp tác và giao tiếp, làm việc với cộng đồng. Vận dụng được các kỹ năng tiếp cận nông dân đê học hỏi những kinh nghiệm của nông dân giỏi; chuyển giao những tiến bộ khoa học cho người dân chăn nuôi.

C22 Biết làm việc độc lập, làm việc nhóm và tổng hợp vấn đề. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc.

  1. Phẩm chất đạo đức

C23 Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị nơi công tác và nơi sinh sống.

C24 Chăm chỉ, yêu nghề, tự tin, có trách nhiệm với công việc. Có thái độ cộng tác, khách quan, công bằng trong công việc. Có đạo đức nghề nghiệp. Có hành vi ứng xử đúng mực với mọi người.

  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

C25 Có khả năng làm chủ bản thân, định hướng và làm chủ công việc trong lĩnh vực chăn nuôi. Có ý thức giữ gìn sức khỏe để làm việc.

C26 Có trách nhiệm đối với các công việc do mình đảm nhận.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

          – Tự tạo lập công việc trong lĩnh vực chăn nuôi và nông lâm kết hợp.

          – Tư vấn, quản lý, điều hành sản xuất, marketing liên quan đến chăn nuôi

          – Làm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi và cán bộ trong lĩnh vực nông nghiệp tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.

          – Làm cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, kỹ thuật viên, giảng dạy trong lĩnh vực chăn nuôi.

          – Tham gia các dự án liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi và lĩnh vực nông nghiệp bền vững.

          – Có thể tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực chăn nuôi; chăn nuôi thú y; thú y

Trả lời