BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH ĐẠI HỌC CHĂN NUÔI

(Điều chỉnh theo Quyết định số: 739/QĐ-ĐHTB-ĐTĐH, ngày 20 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Chăn nuôi
Mã ngành: 7620105
Loại hình đào tạo: Chính quy
Số tín chỉ: 135
  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ có trình độ đại học với những kiến thức kỹ năng cơ bản sau:

– Có lập trường tư tưởng vững vàng; có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

– Nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

– Có đạo đức nghề nghiệp.

– Có khả năng làm việc tập thể; thích nghi với công việc ở từng hoàn cảnh cụ thể như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, htx hoặc tự chủ công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo kỹ sư chăn nuôi trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng chuyên môn chính trong các lĩnh vực chọn lọc nhân giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tìm được việc làm tốt ở các trang trại chăn nuôi, các công ty, doanh nghiệp chăn nuôi, công ty thức ăn gia súc hoặc thuốc thú y; ở các cơ quan nhà nước hoặc sinh viên có thể chủ động tự mở trang trại kinh doanh vật nuôi tại gia đình.

  1. Chuẩn đầu ra

2.1. Về kiến thức:

2.1.1. Chuẩn đầu ra khối kiến thức chung

Biết vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các hoạt động; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

– Có kiến thức cơ bản về tin học văn phòng và ngoại ngữ (tiếng Anh)

2.1.2. Chuẩn đầu ra kiến thức chung của cơ sở ngành ngành

– Vận dụng được các kiến thức về hóa học, sinh học và tập tính của động vật vào chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị động vật; đồng thời phân tích được các quy trình sinh, hóa, lý liên quan đến động vật vào thực tiễn sản xuất.

2.1.3. Chuẩn đầu ra kiến thức chung của chuyên ngành

– Hiểu và áp dụng được kiến thức về các chất dinh dưỡng; đặc điểm sinh học của các loại động vật giống, thức ăn và cây thức ăn gia súc… vào chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi;

– Vận dụng được các phương pháp về chọn lọc và nhân giống để chọn lọc được những con giống tốt trong sản xuất thực tế.

– Nắm được các kiến thức cơ bản về chăn nuôi gia cầm, trâu bò, lợn, dê thỏ … đồng thời áp dụng tốt việc chẩn đoán và phòng trị các bệnh cho vật nuôi để chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

– Nắm vững được các kiến thức về quy định của pháp luật đối với lĩnh vực chăn nuôi và sản xuất thức ăn đế áp dụng trong việc sản xuất và kinh doanh.

2.2. Về kỹ năng:

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

– Vận dụng kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt và hiệu quả trong các công việc thực tế.

– Có kỹ năng giải quyết và tư vấn về sản xuất, chế biến thức ăn và phối hợp khẩu phần, chọn lọc và nhân giống, thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi, phân tích thức ăn, chất lượng sản phẩm; chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi một cách hiệu quả

– Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, xử lý số liệu, viết báo cáo khoa học về lĩnh vực chuyên môn.

– Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và phát triển chuyên môn.

– Có khả năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.

2.2.2. Kỹ năng mềm

– Có trình độ Tiếng

 Anh tương đương trình độ B

– Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm tin học văn phòng chuyên ngành.

– Sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, lắng nghe…); hợp tác và giao tiếp, làm việc với cộng đồng.

– Có kỹ năng tiếp cận nông thông, làm việc độc lập, làm việc nhóm và tổng hợp vấn đề.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

– Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

Tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Chăm chỉ, yêu nghề, tự tin, có trách nhiệm với công việc. Có thái độ cộng tác, khách quan, công bằng trong công việc

– Có đạo đức nghề nghiệp. Có hành vi ứng xử đúng mực với mọi người. Đảm bảo sức khỏe phục vụ vông tác.

2.4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Có khả năng làm chủ bản thân và làm chủ công việc trong lĩnh vực chăn nuôi.

– Có thái độ tốt đối với nghề nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp.

– Có trách nhiệm đối với các công việc do mình xử lý.

2.5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi, ngoài việc có thể tự kinh doanh và sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi thì có khả năng đảm nhận công tác tại các vị trí như quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy… trong các đơn vị như sau:

– Cơ quan nhà nước: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông và các đơn vị trực thuộc như Viện Chăn nuôi; Viện thú y; Viện khoa học nông nghiệp; Trung tâm giống gia cầm Thụy Phương…..; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đơn vị cấp 2, cấp 3 của sở như Chi cục chăn nuôi thú y, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản….

– Các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y

– Các cơ sở giáo dục đào tạo liên quan đến lĩnh vưc chăn nuôi.

– Các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y.

  1. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 135 tín chỉ (không tính phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

Khối kiến thức giáo dục đại cương                                  40 tín chỉ

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:                          95 tín chỉ

Trong đó:

Kiến thức cơ sở ngành:                                                    30 tín chỉ

Kiến thức chuyên ngành:                                                 55 tín chỉ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp:                                         10 tín chỉ

  1. Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
  2. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

– Quy trình đào tạo: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

– Điều kiện tốt nghiệp: Theo quy định của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ hiện hành.

  1. Thang điểm: Thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ

TRƯỞNG KHOA

 

TS. Vũ Quang Giảng

HIỆU TRƯỞNG 

 

TS. Đinh Thanh Tâm

 

 

 

 

 

 

Trả lời