Căn cứ Kế hoạch số 09/KH-CĐN ngày 17/02/2022 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình “01 triệu sáng kiến – nỗ ực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, Công văn số 78/CĐN-CSPL&QHLĐ ngày 01/4/2022 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc thực hiện Chương trình “01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, Công đoàn Trường Đại học Tây Bắc xây dựng kế hoạch triển khai tới đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ), Công đoàn bộ phận Khoa Nông Lâm triển khai Kế hoạch cụ thể như sau:
- Mục đích, yêu cầu
Tuyên truyền, vận động đoàn viên, CBNGNLĐ phát huy tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết,nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chiến thắng đại dịch, phục hồi kinh tế – xã hội. Gắn phong trào thi đua yêu nước với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Xác định nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 và chăm lo đời sống, ổn định về tinh thần, việc làm cho đoàn viên, CBNGNLĐ là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc và toàn diện nhiệm vụ, mục tiêu năm học; nhiệm vụ, chỉ tiêu nghị quyết đại hội công đoàn giáo dục các cấp, Đại hội XV Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII.
Chương trình được triển khai đến toàn thể CBNGNLĐ, hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022); chào mừng đại hội công đoàn giáo dục các cấp, Đại hội XVI Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.
- Chỉ tiêu phấn đấu
– Phấn đấu có ít nhất 10% (tương đương 04 sáng kiến) CBNGNLĐ trong Công đoàn có sáng kiến tham gia Chương trình. Trong đó, mỗi tổ Công đoàn trong Công đoàn Khoa tham gia ít nhất 01 sáng kiến với các mốc thời gian và phân công Tổ công đoàn phụ trách đề xuất Sáng kiến cụ thể như sau:
– Từ 01/6/2022 – 31/10/2022: thiết thực chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, đạt ít nhất 02 sáng kiến. Phân công tổ công đoàn Chăn nuôi và tổ công đoàn Nông nghiệp thực hiện.
– Từ 01/11/2022 – 01/9/2023: thiết thực chào mừng đại hội công đoàn giáo dục các cấp, Đại hội XVI Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, đạt ít nhất 02 sáng kiến. Phân công tổ công đoàn Lâm nghiệp và tổ công đoàn Quản lý TNR va MT thực hiện.
- Nội dung và điều kiện của sáng kiến tham gia chương trình
3.1. Nội dung
Sáng kiến tham gia Chương trình là các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó:
3.1.1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một số nhiệm vụ (một vấn đề) xác định bao gồm:
– Sản phẩm, dưới các dạng: vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: chất liệu, vật liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi….
– Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ, quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, phòng, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật,…).
3.1.2. Giải pháp quản lý và cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào trong đó có:
– Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, phần mềm công nghệ, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu…)
– Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.
3.1.3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó:
– Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);
– Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;
– Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện, góp phần thực hiện hiệu quả trong quản lý, giảng dạy, học tập, công tác và thực hiện nhiệm vụ.
3.1.4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức, biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật mới vào thực tiễn hoặc cải tiến, khắc phục những nhược điểm của giải pháp đang thực hiện.
3.1.5. Giải pháp trong hoạt động công đoàn là cách thức tổ chức, điều hành, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hơn; các tác nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao hơn của công đoàn các cấp; nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, mô hình, cách làm mới, cải tiến phương thức, quy trình, cách làm cũ để thuận lợi hơn trong tổ chức các hoạt động công đoàn; tham mưu, đề xuất các nội dung mới hoạt động công đoàn, các cơ chế, chính sách, chế độ có lợi hơn cho đoàn viên, người lao động…
3.1.6. Giải pháp trong phòng chống Covid-19:
Tham mưu cơ chế, chính sách mới trong công tác bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động; đề xuất mô hình mới, cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch đảm bảo an toàn sản xuất và công tác; các giải pháp hiệu quả thiết thực để chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…
3.1.7. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp bộ, ngành trên tất cả các lĩnh vực.
3.2. Điều kiện công nhận sáng kiến tham gia Chương trình gồm:
3.2.1. Sáng kiến có tính mới trong phạm vi Nhà trường và được Hội đồng sáng kiến hoặc Hiệu trưởng Nhà trường công nhận.
3.2.1. Sáng kiến đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại Nhà trường và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực (quy đổi được lợi ích thành tiền hoặc không quy đổi được lợi ích thành tiền nhưng xác định được lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng, lợi ích đối với Nhà trường và trong ngành Giáo dục) gồm:
– Khả năng mang lại hiệu quả kinh tế: nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật…
– Khả năng mang lại lợi ích xã hội: nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, học tập, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, phòng, chống dịch bệnh, nâng cao nhận thức…
3.2.3. Đề tài được nghiệm thu và ứng dụng trong thực tế từ tháng 9/2021, đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, được nơi ứng dụng đề tài khoa học có xác nhận hiệu quả ứng dụng thực tế.
3.2.4. Công nhận tác giả sáng kiến: trong trường hợp sáng kiến, đề tài có nhiều tác giả, thành viên thì công nhận cho chủ nhiệm đề tài hoặc tác giả, thành viên đề tài có tỷ lệ đóng góp cao nhất.
3.3. Các sáng kiến sau đây không được tham gia Chương trình
– Sáng kiến đưa vào ứng dụng ngoài thời gian từ 01/9/2021 – 01/9/2023;
– Sáng kiến chưa được cấp có thẩm quyền nào công nhận;
– Sáng kiến có nội dng trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
– Sáng kiến đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
- Giai đoạn phát động và thời gian cập nhật
– Tổ chức phát động Chương trình và thông tin đến CBNGNLĐ đăng ký cập nhật sáng kiến trên cổng trực tuyến: http://congdoanvietnam.org từ ngày ban hành Kế hoạch và kết thúc trước 24h00 ngày 01/9/2023. Thời gian đăng ký được chia thành 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Cập nhật sáng kiến tham gia từ 7h00 ngày 06/5/2022 đến trước 24h00 ngày 31/5/2022 đối với các sáng kiến đủ điều kiện trong giai đoạn từ ngày 01/9/2021 đến 31/5/2022.
Giai đoạn 2: Cập nhật sáng kiến tham gia từ 7h00 ngày 01/6/2022 đến trước 24h00 ngày 01/9/2023 đối với các sáng kiến đủ điều kiện trong giai đoạn này.
Lưu ý: Sau khi được Hội đồng sáng kiến hoặc Hiệu trưởng công nhận; đoàn viên, CBNGNLĐ hoặc các cấp công đoàn cập nhật sáng kiến của mình lên Cổng trực tuyến Công đoàn Việt Nam để tham dự Chương trình theo địa chỉ http://congdoanvietnam.org và giới thiệu nguyên nhân hình thành sáng kiến trên các nền tảng số như Website, mạng xã hội của các cấp công đoàn (có hướng dẫn các bước thực hiện cụ thể kèm theo).
- Tổ chức thực hiện
Các đồng chí Tổ trưởng các tổ công đoàn chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ đề xuất Sáng kiến tham gia Chương trình đảm bảo chỉ tiêu và đúng tiến độ thời gian”.
Th.s Hồ Văn Trọng