Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguy cơ lây từ người sang người của chủng cúm gia cầm H5N8 là rất thấp.

Chủng virus cúm H1N1 xuất hiện từ lợn và lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới ở người đã khiến WHO tuyên bố có đại dịch cúm trong năm 2009-2010. Rất may, chủng cúm này cũng chỉ lây lan nhẹ đối với con người. Sự bùng phát của chủng H5N8 đã được báo cáo vào năm 2020 trên gia cầm hoặc chim hoang dã ở Anh, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Đức, Hungary, Iraq, Nhật Bản, Kazakhstan, Hà Lan, Ba Lan, Romania và Nga.

Đầu năm 2021, ông Anna Popova, người đứng đầu cơ quan Giám sát sức khỏe người tiêu dùng Rospotrebnadzor (Nga) đã  báo cáo trường hợp đầu tiên về một chủng virus cúm gia cầm có tên là cúm A/H5N8 được truyền từ chim sang người, đồng thời thông báo vấn đề với WHO.

Một tuyên bố của WHO cho biết 7 người ở Nga đã bị nhiễm H5N8, nhưng tất cả đều không có triệu chứng sau đợt bùng phát dịch tại một trang trại gia cầm ở miền nam Astrakhan. Cái chết của 101.000 trong số 900.000 con gà đẻ trứng của trang trại này vào tháng 12 năm 2020 đã khiến các nhà chức trách Nga phải tiến hành điều tra. Kết quả điều tra cho thấy: tất cả những người tiếp xúc gần gũi với những trường hợp nhiễm H5N8 này đều được theo dõi lâm sàng và không ai có dấu hiệu của bệnh. Dựa trên thông tin hiện có, nguy cơ lây truyền từ người sang người vẫn ở mức thấp.

Tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: việc phát triển các loại vacxin phòng chống virus cúm truyền từ động vật sang người vẫn luôn là một phần thiết yếu quan trọng trong chiến lược của WHO trong việc chuẩn bị sẵn sàng chống lại đại dịch cúm./.

Ths. Đoàn Thị Thùy Linh

Trả lời