Dự án “Cải thiện các hệ thống canh tác có ngô trên đất dốc tại Việt Nam và Lào” – Mã số: SMCN/2014/049 do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ thực hiện từ năm 2018 tại khu vực Tây Bắc Việt Nam.

Tại Việt Nam, dự án đã được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác chặt chẽ với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (SFRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI), Đại học Tây Bắc vốn đã được xây dựng trong thời gian thực hiện một số dự án ở Tây Bắc Việt Nam trong vòng 5 năm thông qua việc thực hiện dự án AGB2008/002 và các chương trình học bổng do UQ tài trợ cho sinh viên trường.

Tại Lào, các hoạt động đã được phối hợp với CIRAD và các đối tác trong nước của họ đã hình thành trước đó, Cục Quản lý đất đai nông nghiệp, trong khi trường Đại học Quốc gia Lào sẽ góp phần vào việc thực hiện các phân tích chuỗi giá trị.

TS. Nguyễn Văn Khoa, ThS Nguyễn Hoàng Phương và sinh viên làm việc

cùng đoàn chuyên gia của SFRI và NOMAFSI.

Từ năm 2019, các giảng viên và sinh viên Khoa Nông – Lâm đã tham gia các hoạt động trong khuôn khổ dự án tại các điểm nghiên cứu là Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Mai Sơn và Đại học Tây Bắc. Thông tin về các sinh viên đã tham gia theo bảng sau:

STT

Năm tham gia Sinh viên thực hiện Lớp Nội dung thực hiện

Ghi chú

1 2019 Quàng Văn Lán K 57 Nông học Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cỏ với ngô Mai Sơn
2 Hờ A Sóc Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây họ Đậu với Ngô Mai Sơn
3 Sùng Vũ Khánh Sơn K 57 Quản lý tài nguyên và môi trường Đánh giá các mô hình canh tác ngô bền vững trên đất dốc  Yên Châu
4 Tiêng Thong Sẻng Sụ Lít Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây ngô Yên Châu
5 Phàng Lao Cơ Đánh giá các mô hình trồng xen đậu nho nhe với ngô Mộc Châu
6 Lò Văn Mới Đánh giá mô hình chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng mận Vân Hồ
7 Mết Ta Thum Ma La Đánh giá các mô hình sử dụng đất tại Chiềng Đi Vân Hồ
8 Nu Phiên Păn Nhạ Thong Đánh giả khả năng cải tạo đất của một số giống Đậu Nho nhe Đại học Tây Bắc
9 2020 Lương Quang Huy K 58 Quản lý Tài nguyên và môi trường Đánh giá các mô hình canh tác ngô trên đất dốc tại Mai Sơn Mai Sơn
10 Quàng Văn Lượng Đánh giá các mô hình canh tác ngô trên đất dốc tại Mộc Châu Yên Châu
11 Lò Hữu Phước Đánh giá khả năng cải tạo đất của cây họ Đậu tại Mai Sơn Mai Sơn
12 Sụ Thị Đa Chăn Thạ Păn Nha Đánh giá các mô hình canh tác ngô trên đất dốc tại Yên Châu Yên Châu
13 Viêng Xay Măng No Mếch Đánh giá khả năng cải tạo đất của cây họ Đậu tại Trường Đại học Tây Bắc Đại học Tây Bắc

Sinh viên của Khoa Nông – Lâm đã tích cực, chủ động phối hợp cùng các cán bộ thực hiện dự án của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc đo đếm, đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ chuyên đề tốt nghiệp và thí nghiệm của dự án. Thông qua các hoạt động này các sinh viên đã tích lũy được thêm các kiến thức thực tế, bổ sung thêm các kỹ năng làm việc cùng các cán bộ nghiên cứu và làm việc cùng với nông dân trên thực địa.

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia hoạt động cũng còn tồn tại một số khó khăn nhất định như:

Địa điểm thực hiện dự án ở xa nên việc di chuyển của sinh viên chưa thuận lợi. Đặc biệt một số điểm nghiên cứu cách xa đường quốc lộ nên sinh viên di chuyển khá khó khăn.

Các sinh viên Lào rất tích cực tham gia nhưng do ngôn ngữ chuyên ngành và giao tiếp với người dân bản địa còn hạn chế nên phải bố trí 2 sinh viên chung 1 địa điểm nghiên cứu.

Tuy vậy, việc cử sinh viên tham gia phối hợp nghiên cứu cùng dự án quốc tế đã hỗ trợ cho sinh viên nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích phục vụ học tập và làm việc sau khi ra trường. Đồng thời, việc các sinh viên Lào tham gia các nghiên cứu còn tạo cơ hội xin việc sau khi ra trường vì đây là các cán bộ nguồn của nước bạn.

Trong năm 2021, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kết quả dự án cho các sinh viên khoa Nông Lâm. Đặc biệt là các sinh viên Lào sắp tốt nghiệp sẽ quay về phục vụ phát triển quê hương./.

ThS. Nguyễn Hoàng Phương – Bộ môn Nông học

Trả lời