Cũng như các taxon khác trong gới thực vật, có nhiều phương pháp được áp dụng để phân loại các loài thực vật trong họ Lamiaceae như: Phương pháp hình thái so sánh, phương pháp cổ thực vật học, Phương pháp phân bố địa lý, Phương pháp hóa sinh, Phương pháp chẩn đoán huyết thanh, Phương pháp tế bào học, di truyền học… Đồng thời, các kỹ thuật hiện đại cũng được sử dụng trong phân loại như Phương pháp sinh học phân tử. Trong đó, phương pháp Hình thái so sánh vẫn được áp dụng phổ biến. A. El-Gazzar và cs (1969) đã tổng hợp và đưa ra một số đặc điểm chính để làm căn cứ phân loại các loài thuộc họ Lamiaceae.
Các đặc điểm định tính | ||
Lá | (1) | Đơn nguyên hoặc xẻ thùy |
(2) | Có cuống hoặc không có cuống | |
(3) | Mọc đối hoặc mọc vòng | |
Đài hoa | (4) | Lông trên ống tràng (có hoặc không) |
(5) | Chia thành thùy dạng răng nhọn, cân đối hoặc không cân đối | |
(6) | Có hai môi hoặc không có | |
(7) | Trung bì có hệ thống mô dẫn hoặc không có | |
(8) | Biểu bì trong dày, hóa gỗ hoặc không | |
Bộ nhị | (9) | Bao phấn hữu dục hoặc có bao phấn lép |
(10) | Bao phấn phía sau mập hoặc thoái hóa | |
(11) | Bao phấn phía trước mập hoặc tiêu biến | |
(12) | Chỉ nhị của bao phấn phía trước đơn hoặc dính nhau | |
(13) | Chỉ nhị của bao phấn phía sau đơn hoặc dính nhau | |
(14) | Có vòng trên chỉ nhị hoặc không có | |
(15) | Chỉ nhị có phần kéo dài hoặc không có | |
(16) | Trung đới có hoặc không cókhớp nối với chỉ nhị | |
(17) | Chỉ nhị mở rộng ở trên đỉnh hoặc không | |
(18) | Chỉ nhị có lông hoặc nhẵn | |
Bộ nhụy | (19) | Vòi nhụy có lông hoặc nhẵn |
(20) | Vòi nhụy không rụng hoặc rụng | |
(21) | Đầu nhụy chia thùy bằng nhau hoặc không | |
(22) | Vách bầu có lông hoặc nhẵn | |
Giải phẫu thân | (23) | Có hoặc không có khí khổng trên vỏ thân) |
(24) | Có hoặc không có vòng sợi quanh thân | |
(25) | Có hoặc không có lớp phloem | |
(26) | Có hoặc không có lõi thân | |
(27) | Có hoặc không có tinh thể trong lõi thân | |
(28) | Xylem đồng nhất hoạc chia thành các bó | |
Đặc điểm của lớp lông trên lá | (29) | Có hoặc không có lông tuyến đơn |
(30) | Có hoặc không có lông phân nhánh | |
(31) | Có hoặc không có lông dạng sao | |
(B) Các đặc điểm đặc trưng khác | (32) | Gốc lá: dạng nhọn, tim hay tròn |
(33) | Số gân trên đài hoa: 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 | |
(34) | Số thùy của đài: 0, 2, 3, 4, 5 | |
(35) | Lớp lông bao phủ trên lá: rất dày, thưa, không có | |
(36) | Hình dạng lá: hẹp; bầu dục, ô van rộng |
Ngoài phương pháp phân loại hình thái so sánh, hiện nay phương pháp sinh học phân tử cũng được sử dụng để phân loại các loài trong họ Lamiaceae. Giải trình tự DNA riboxom (gen ITS, ETS, 5S-NTS…) được thực hiện bởi Wendel, Schnabel & Seelanan (1995); hay giải trình tự gen PHOT1, PHOT2, COR và PPR được thực hiện bởi Tilottama Roy (2016).
Như vậy có thể thấy Lamiaceae là một họ thực vật lớn thuộc bộ Lamiales, việc phân loại các loài thuộc họ Lamiaceae đã được thực hiện theo phương pháp truyền thống (chủ yếu là phương pháp hình thái so sánh); từ khi kỹ thuật di truyền phát triển, các nhà thực vật học đã sử dụng nó như một công cụ quan trọng trong việc phân loại dựa trên mối quan hệ di truyền giữa các loài. Điều này đã dẫn đến những thay đổi trong việc phân loại thực vật thuộc họ hoa môi; có những loài mặc dù có sự tương đồng về mặt hình thái nhưng lại có sự khác nhau ở mức độ nhất về mặt di truyền.
Do đó, trong từng trường hợp cụ thể áp dụng từng phương pháp riêng hoặc tổng hợp các phương pháp để có thể sắp xếp một loài trong mối quan hệ với các loài khác trong hệ thống phân loại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tilottama Roy, 2016, Evolutionary relationships within the
lamioid tribe Synandreae (Lamiaceae) based on multiple low-copy nuclear loci, PeerJ 4:e2220; DOI 10.7717/peerj.2220
2.Raymond Mervyn Harley, Checklist and key of genera and species of the Lamiaceae of the Brazilian Amazon, Rodriguésia 63(1): 129-144. 2012
3. J.W. Kadereit, The Families and Genera of Vascular Plants
4. Muhittin D‹NÇ*, Meryem ÖZTÜRK, 2007, Comparative Morphological, natomical, and Palynological Studies on the Genus Stachys L. sect. Ambleia Bentham (Lamiaceae) Species in Turkey, Turk J Bot 32 (2008) 113-12
ThS. Hoàng Thị Thanh Hà – Bộ môn Nông học
Phạm Ngọc Khánh (Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa)