1. Kết quả hoạt động năm học 2020-2021
  2. Lĩnh vực đào tạo

  – Hỗ trợ 26 lưu học sinh Lào học tập theo kế hoạch phê duyệt của Nhà trường với 206 giờ.

  – Phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan chuyên môn, hợp tác xã nông nghiệp trong hoạt động thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Công ty cổ phần Tập đoàn Mavin, Công ty ANT, Công ty cổ phần Greenfarm, Công ty Hoa Nhiệt Đới, Khu du lịch sinh thái Hong Kong, Công ty Dâu tây Chimi, Vườn Quốc gia Tam Đảo,…

– Cố vấn học tập và các giảng viên thực hiện tốt công tác đào tạo, hướng dẫn sinh viên trong các hoạt động học tập và rèn luyện.

  1. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

– Trong năm học 2020-2021, giảng viên Khoa Nông Lâm thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, thời gian thực hiện từ 2019-2021; 02 đề tài đăng ký mới, thời gian thực hiện từ 2021-2022. Các đề tài cấp Bộ được giảng viên thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt.  09 đề tài cấp cơ sở do giảng viên thực hiện đã được nghiệm thu và đánh giá xếp loại Đạt trở lên. Trong năm học Khoa Nông Lâm có 6 đề tài NCKH của sinh viên với 14 sinh viên tham gia thực hiện, trong đó có: 5/6 đề tài đã được nghiệm thu, 01/6 đề tài đang tiếp tục thực hiện đến tháng 12/2021 kết thúc;

– Có 01 đề tài đạt Giải nhì “Sinh viên nghiên cứu khoa học”: Tên đề tài “Điều tra thành phần loài và giá trị sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Khơ Mú thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”; Sinh viên thực hiên: Lèo Văn Nghĩa, Sộng A Đậu, lớp K58-ĐH Lâm Sinh; Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Liên.

– Trong năm học, toàn Khoa có 30 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước, 9 bài viết đăng trên một số hội thảo khoa học cấp quốc gia và 02 bài báo đăng trên tạp chí  quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCOPUS (01 bài ISI, 01 bài SCOPUS).

– Khoa Nông Lâm đã phối hợp với Tổ chức Cứu trợ/Phát triển quốc tế (FIDR) Nhật Bản tổ chức các cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La; Tổ chức hội thảo trực tuyến có sự tham gia một số hộ dân trồng cà phê tại xã Chiềng Đen (thành phố Sơn La), xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn), xã Chiềng Pha và xã Phỏng Lái (huyện Thuận Châu) và chuyên gia của FIDR. Khoa phối hợp với FIDR đã thực hiện khảo sát tại 11 bản thuộc các xã Chiềng Đen và xã Hua La (TP Sơn La), xã Chiềng Ban và xã Chiềng Mai (huyện Mai Sơn), xã Muổi Nọi và xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu); các cơ quan quản lý của địa phương (Phòng NN&PTNT huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La) để xây dựng Dự án “Thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững tại tỉnh Sơn La” với mục tiêu phát triển cộng đồng và nâng cao kỹ thuật nông nghiệp để sản xuất cà phê bền vững.

– Khoa Nông Lâm đã tổ chức các buổi seminar khoa học trao đổi chuyên môn, học thuật, phương pháp và kết quả trong nghiên cứu khoa học lĩnh vực nông lâm nghiệp: Tổ chức 7 buổi seminar với 57 lượt giảng viên, cán bộ tham gia.

– Thực hiện dự án hợp tác quốc tế: Dự án “Thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam – LPS/2015/037” hợp tác với  ACIAR tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; Dự án “Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp” hợp tác với Trường Đại học Southern Cross – Australia (SCU): Chăm sóc mô hình nông lâm kết hợp đã thiết lập tại bản Noong Sàng, xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

  1. Lĩnh vực tư vấn

–  Trong năm học, Khoa Nông Lâm  có 19 giảng viên tham gia thực hiện tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân: 7 lớp dạy nghề sơ cấp trên địa bàn huyện Vân Hồ năm; 2 lớp dạy trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai; 5 lớp dạy trên địa bàn huyện Mộc; 11 lớp dạy nghề sơ cấp trên địa bàn huyện Thuận Châu; 02 lớp tập huấn nông dân tại Yên Châu; 12 lớp tập huấn cho nông dân tại huyện Sốp Cộp; 01 lớp tập huấn nông dân tại huyện Tuần Giáo, Điện Biên.

– Chuyển giao công nghệ xây dựng 01 nhà kính 18 m2 nhân giống một số loài thực vật quý hiếm, phục vụ công tác bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La; Chuyển giao 01 quy trình kỹ thuật nhân giống Pơ mu, Bách xanh bằng phương pháp giâm hom cho cán bộ Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La.Giảng viên của Khoa tham gia tư vấn phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo hướng hữu cơ tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ; Tư vấn địa phương hỗ trợ báo cáo phân tích và lập kế hoạch cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và sở, ngành (DDCI) tại huyện Phù Yên, Bắc Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai.

  – Tham gia tư vấn tuyển chọn đề tài/dự án khoa học: 02 cấp tỉnh, 02 cấp bộ, 03 cấp cơ sở;  biên tập 01 kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia “Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam; phản biện 04 bài báo quốc tế trong danh mục ISI (SCIE).

  – Tư vấn tuyển sinh tại 11 trường THPT: Trường THPT Tân Lang; Trường THPT Bắc Yên, PTNT Nội trú Bắc Yên, Trung tâm GD Thường xuyên Bắc Yên, Trường PTDT Nội trú tỉnh Sơn La, Trường PTTH Mường Giôn, Trường PTTH Quỳnh Nhai, Trường DTNT THCS&THPT Yên Châu, Trường THPT Co Mạ, Trường THPT Chiềng Khương, Trường THPT Sốp Cộp. Tổng cộng có 2.841 học sinh tham gia.

  1. Lĩnh vực tình nguyện, nhân đạo và từ thiện

  Toàn thể giảng viên, cán bộ thực hiện hỗ trợ giáo dục các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên bị thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra; Ủng hộ quỹ hoạt động từ thiện nhân đạo do Hội chữ thập đỏ Trường Đại học Tây Bắc phát động, Công đoàn Giáo dục phát động trong năm học 2020 – 2021. Tổng cộng số tiền ủng hộ: 9.660.000 đồng.

  1. Lĩnh vực hỗ trợ người học

  Trong năm học 2020-2021, tổ chức nhiều hoạt động tập thể cho sinh viên thể hiện năng lực của mình; thành lập nhóm hỗ trợ cho sinh viên Lào học tập và rèn luyện. Kết quả có nhiều sinh viên đã có cố gắng, đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

  1. Định hướng cải tiến hoạt động KNPVCĐ năm học 2021-2022

  – Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các cơ quan chuyên môn, các công ty, hợp tác xã  và các đối tác liên quan trong các hoạt động của Khoa.

  – Tăng cường các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập, rèn luyện.

  – Tổ chức các hoạt động KNPVCĐ phù hợp với tình hình thực tiễn của Khoa và mang tính khả thi; Đảm bảo sự tham gia thực hiện của toàn thể giảng viên, cán bộ và sinh viên của Khoa trong hoạt động KNPVCĐ.

  – Đẩy mạnh hơn nữa thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động;

  – Sử dụng hiệu quả trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho NCKH và chuyển giao công nghệ.

Tác giả: TS. Hoàng Văn Thảnh

Trả lời