Thực hiện Kế hoạch số 155/KH-CĐN ngày 28/5/2021 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTNLP) năm 2021, Công đoàn bộ phận Khoa Nông Lâm triển khai Kế hoạch số 91/KH-CĐCS Trường Đại học Tây Bắc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện công tác PCTNLP năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

  1. Mục đích 

– Thực hiện tốt nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2021; phát huy ưu điểm, khắc phục các hạn chế, tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp về công PCTNLP trong Nhà trường.

– Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ), tạo sự chuyển biến tích cực và thống nhất về nhận thức của Công đoàn cơ sở và đoàn viên về công tác PCTNLP phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

    2. Yêu cầu 

Công đoàn cơ sở nêu cao tinh thần đấu tranh PCTNLP trong mọi lĩnh vực hoạt động. Chủ động, tích cực thực hiện kế hoạch, đảm bảo theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Đảng ủy Trường; đồng thời xác định rõ mục đích, yêu cầu trong công tác PCTNLP của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTNLP gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị 05 CT/TW của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTNLP gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó xác định phòng ngừa là chính; phát huy sự chủ động của Công đoàn cơ sở, bấm sát tình hình thực tiễn của Nhà trường, triển khai đồng bộ các giải pháp để đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; đảm bảo đoàn kết, ổn định, tăng cường sự đồng thuận trong Nhà trường và Công đoàn cơ sở.

II. NỘI DUNG 

  1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động đoàn viên, CBNGLĐ thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTNLP.

– Công đoàn cơ sở chủ trì, phối hợp tuyên truyền, phổ biến và vận động đoàn viên, CBNGNLĐ thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTNLP; theo dõi, phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức; kiến nghị thực hiện tốt cơ chế bảo vệ, tôn vinh và khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực trong công tác PCTNLP.

– Lồng ghép nội dung tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đoàn viên, CBNGNLĐ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác PCTNLP.

– Chỉ đạo các công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tiếp tục triển khai việc xây dựng chuyên trang, chuyên mục về công tác PCTNLP; phát huy vai trò trực tiếp phát hiện, đấu tranh với tham hũng, lãng phí thông qua các tin, bài; tăng cường tuyên truyền về các nội dung của Nghị quyế Đại hội XIII của Đảng, liên quan đến PCTNLP; Luật PCTN (sử đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành; các kết quả đạt được của Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo Trung ương trong công tác PCTNLP; tuyên truyền, biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác PCTNLP.

  1. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng, phản biện xã hội nhằm góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTNLP.

– Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả việc tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật về PCTNLP, nhất là lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí như: công tác cán bộ, các quy định có liên quan đến cơ chế phân công, phân cấp, xác định trách nhiệm giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác cán bộ, công tác quản lý và sử dụng tài chính công đoàn, hoạt động kinh tế công đoàn nhằm hạn chế, khắc phục những “khe hở” dẫn đến tham nhũng lãng phí.

– Công đoàn cơ sở có thể phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên theo quy định của Luật Công đoàn và các văn bản có liên quan, căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu của cơ quan soạn thảo.

  1. Chủ động nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, góp phần PCTNLP 

– Tổ chức giám sát nhằm ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi tham nhũng, lãng phí; giám sát những vụ việc, lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí,

gây sách nhiễu, phiền hà đối với CBNGNLĐ trong đơn vị; giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

– Nghiên cứu, xem xét các văn bản có hiệu lực pháp luật (giám sát văn bản) liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CBNGNLĐ; giám sát việc thực hiện các quy định về công khai, cải cách các thủ tục hành chính.

– Tiếp tục triển khai thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2012 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 213-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của đảng viên đanh công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảnh và nhân dân nơi cư trú.Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII liên quan đến cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ để thực hiện nhiệm vụ giám sát.

  1. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn, kiểm tra công tác cán bộ công đoàn 

– Pháy huy vai trò trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra công đoàn, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, PCTNLP; tăng cường công tác kiểm tra quản lý sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn, đảm bảo hàng năm có ít nhất 01 lần kiểm tra tài chính công đoàn cùng cấp.

– Tăng cường nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn, trong đó chú trọng kiểm tra công tác cán bộ, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ trong các lĩnh vực nhạy cảm dễ dẫn đến tham nhũng.

– Phát hiện các sơ hở của các văn bản quy định hiện hành để kịp thời kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, nhất là các quy định liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn.

  1. Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí 

Tiếp nhận, xử lý kịp thời các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, các phản ánh gửi về Công đoàn Trường.

Trên cơ sở tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng

phí, kịp thời kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm giải quyết; theo đõi, giám sát quá trình giải quyết và công khai kết quả giải quyết.

  1. Chủ động phối hợp với cơ quan báo chí trong PCTNLP Phối hợp với cơ quan báo chí (nếu có điều kiện), tuyên truyền, vận động đoàn

viên, người lao động tham gia PCTNLP; kịp thời phản ánh về các hành vi, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong Công đoàn; trực tiếp phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí thông qua các tin bài, phóng sự tuyên truyền; biểu duwong các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCTNLP.

  1. Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, cán bộ và phương thức hoạt động của Công đoàn cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác PCTNLP

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động trong Công đoàn cơ sở theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các công đoàn bộ phận, đoàn viên và tăng cường sự phối hợp trong công đoàn cơ sở; tập trung và làm tốt công tác cán bộ.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PCTNLP

  1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc về tổ chức, cán bộ ủy ban kiểm tra và hoạt động kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết 06b/QN-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.
  2. Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát trong việc công khai tài chính công đoàn
  3. Chủ động ngăn ngừa, phát hiện và kiểm tra kịp thời khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính và công tác cán bộ của Công đoàn.
  4. Tăng cường công tác giám sát, theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên, nhà giáo, người lao động.
  5. Nghiêm túc thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về việc xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Công đoàn cơ sở 

– Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai công tác PCTNLP tại Công đoàn cơ sở và các công đoàn bộ phận.

– Phối hợp tổ chức các hoạt động giám sát, phản biện xã hội theo quy định của pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí.

– Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình kế hoạch của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về công tác PCTNLP.

– Vận động, tuyên truyền đoàn viên, CBNGNLĐ tham gia PCTNLP; kịp thời phản ánh về các hành vi, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí; trực tiếp phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tham nhũng, lãng phí.

– Phân công các ủy viên Ban Chấp hành phụ trách các Công đoàn bộ phận, đôn đốc, giám sát việc triển khai công tác PCTNLP tại đơn vị (có danh sách kèm theo).

– Cung cấp các tài liệu tuyên truyền về công tác PCTNLP cho các Công đoàn bộ phận.

  1. Ủy ban Kiểm tra Công đoàn 

– Tiếp nhận và đề xuất xử lý các thông tin phản ánh, tố giác của các tập thể, cá nhân về vấn đề PCTNLP thông qua đơn, thư phản ánh.

  1. Các Công đoàn bộ phận 

– Triển khai đầy đủ các nội dung của kế hoạch PCTNLP tới toàn thể đoàn viên, CBNGNLĐ trong đơn vị.

– Quán triệt, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác PCTNLP lồng ghép trong các buổi sinh hoạt định kỳ của Công đoàn bộ phận.

– Vận động đoàn viên, CBNGNLĐ tích cực trong đấu tranh PCTNLP.

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác PCTNLP năm 2021 của Công đoàn cơ sở.

Đề nghị Ủy ban Kiểm tra, các Công đoàn bộ phận triển khai nghiêm túc, hiệu quả.

Th.S. Đoàn Thị Thùy Linh

Để lại một bình luận