Trong những năm qua, thực hiện các hoạt động hỗ trợ người chăn nuôi bò trong khuôn khổ Dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam, mã số LPS/2015/037”. Nhóm cán bộ Trường Đại học Tây Bắc đã tích cực hỗ trợ nguồn lực, kỹ thuật, vận động người dân chú trọng chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, cung cấp cho thị trường. Nhiều hộ đã chuyển đổi chăn nuôi quảng canh sang thâm canh hướng thị trường, trong đó có hộ gia đình ông bà Vàng A Cau (63 tuổi), Mùa Thị Máy (62 tuổi) tại bản Khau Pua, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên là một điển hình như vậy.

Ông bà Vàng A Cau, Mùa Thị Máy bên chuồng trại chăn nuôi trâu bò nhà mình

      Những chia sẻ của ông bà: Vợ chồng tôi nuôi bò từ khi lấy nhau, cả một thời gian dài chỉ nuôi thả rông trên núi, 1 tháng mới đi kiểm tra 1 lần. Thả rông mùa khô trâu bò không có nước uống, chúng đi tìm nguồn nước thi thoảng lại có con rơi, ngã chết. Dần dần rồi cả xã thả nhiều trâu bò quá, trên núi cũng không còn đủ cỏ cho trâu bò nữa, bò thiếu thức ăn nên gầy, ốm.

      Tham gia dự án, được cho giống cỏ mới, hướng dẫn cách trồng cỏ, cách ủ thức ăn cho trâu bò. Trâu bò nuôi nhốt hoàn toàn, thích ăn thức ăn ủ, béo hơn hẳn. Hiện nay nhà tôi đang nuôi 7 con bò, 7 con trâu ít hơn ngày xưa nuôi thả rông trên núi nhưng 1 con trâu, bò của tôi bây giờ những 18-30 triệu/con, không như bò cóc chỉ 8-10 triệu/con. Nếu không trồng cỏ thì phải lên núi đi chặt cây chuối, đi kiếm cỏ về cho bò. Vợ chồng tôi cao tuổi rồi chắc chắn không thể nuôi được.

    Bây giờ nhà có 5.000 m2 cỏ trồng rồi, buổi chiều 2 vợ chồng ra bãi cắt cỏ khoảng 30 phút, con rể chở xe đầu kéo về mất 20p là đủ cỏ băm cho đàn bò cả ngày, thêm cả thức ăn ủ nữa. Nuôi bò chủ yếu là 2 vợ chồng tôi, con gái con rể làm việc ở xã, chỉ tranh thủ giúp tôi chở cỏ về thôi. Dự kiến sang năm tôi sẽ tăng đàn trâu bò lên 20-25 con

”.

Sự chuyển dịch từ chăn nuôi quảng canh sang thâm can hướng thị trường

Gia đình ông bà nhận tài liệu hướng dẫn của Dự án

 

Th.s Hồ Văn Trọng

Trả lời